Đại đa số chúng ta dành cuộc đời để theo đuổi TỰ DO TÀI CHÍNH. Khi tự do tài chính thì mình sẽ có nhiều mối quan hệ, mình cũng có thể chăm lo cho sức khoẻ. Khi có nhiều tiền mình sẽ cảm thấy bình an, và lúc đó mình bắt đầu cho đi. Tuy nhiên, đại đa số chúng ta làm cả đời cũng không tự do tài chính được. Vậy là những điều sau cũng sẽ chẳng bao giờ đạt được, đúng không?
Mình là một đứa giàu trí tưởng tượng. Từ nhỏ tới lớn mình luôn mơ những giấc mơ rất lớn.
Lúc nhỏ, khi đi đường đầy bùn đất, mình nghĩ lớn lên mình giàu, mình sẽ chi tiền để đổ hết betong cho con đường trong làng ra ngoài xã. Sau đó sẽ lấy tên cha mình để đặt tên cho con đường như một cách để ai cũng nhớ tới ông.
Khi lớn lên, mình nghĩ mình sẽ đi du học, và xây dựng một mạng lưới học tiếng Anh không giới hạn cho người Việt, bằng cách kết nối với người bản địa nơi mình học và mang sinh ngữ về cho người Việt để ai cũng có thể học và nói tiếng Anh thật dễ dàng.
Rồi mình sẽ xây trường. Xây hệ thống trường để cho những bạn nhỏ vùng núi có điều kiện học tập như ở thành phố và có điều kiện học như quốc tế ngay tại nhà.
Nhưng rồi khi mình ra trường, đi làm, cuộc sống cơm áo gạo tiền bắt đầu vùi dập ước mơ. Cũng không hẳn là vùi dập. Ước mơ và trí tưởng tượng vẫn nằm đó, nhưng phải lo cho cuộc sống đã.
Rồi cũng ngày ngày đi làm, kiếm tiền nuôi thân. Chẳng biết bao giờ những cái mình tưởng tượng thành hiện thực. Nhiều khi, lo cho cha mẹ còn chưa xong lấy gì mà cống hiến, mà cho đi.
Mãi cho đến khi mình đọc được cuốn sách ấy. Cuốn GIEO HẠT TÂM THỨC của chị Hậu Nguyễn. Cuốn sách hỏi mình 5 câu.
Tài chính hiện nay của mình như thế nào?
Mối quan hệ hiện nay của mình ra sao?
Sức khoẻ hiện nay của mình như thế nào?
Bình an bên trong hiện nay ra sao?
Và cống hiến xã hội của mình là gì?
Tài chính của mình lúc đó cũng chẳng dư dả gì nhiều.
Mối quan hệ thì ổn, nhưng cũng chỉ xoay quanh những người đã cũ, thỉnh thoảng gây chuyện với chồng.
Sức khoẻ không tốt chút nào, bệnh tới bệnh lui.
Bình an không? Không. Suốt ngày lo lắng đủ điều.
Cống hiến xã hội ư? Ngoài việc suy nghĩ tích cực và làm tốt công việc ở trường, thỉnh thoảng đi làm từ thiện thì chẳng còn cống hiến được gì nữa.
Bản thân mình và đại đa số chúng ta dành cuộc đời để theo đuổi tự do tài chính. Khi tự do tài chính thì mình sẽ có nhiều mối quan hệ, mình cũng có thể chăm lo cho sức khoẻ. Khi có nhiều tiền mình sẽ cảm thấy bình an, và lúc đó mình bắt đầu cho đi.
Tuy nhiên, đại đa số chúng ta làm cả đời cũng không tự do tài chính được. Vậy là những điều sau cũng sẽ chẳng bao giờ đạt được, đúng không?
Nhưng đọc hết cuốn sách, mình bắt đầu có câu trả lời, và mình đang cảm nghiệm nó từng ngày.
HÃY bắt đầu bằng CỐNG HIẾN XÃ HỘI. Nghĩa là chia sẻ không vụ lợi tất cả những gì mình có. Kiến thức, mối quan hệ, tiền bạc…
Ngày trước mình cứ nghĩ phải GIỎI mới cho đi được. Nhưng giờ mình nhận ra, PHẢI CHO ĐI THÌ MÌNH MỚI CÀNG NGÀY CÀNG GIỎI.
Mỗi lần mình chia sẻ là mỗi lần mình học được nhiều điều rất tuyệt. Nếu mình đợi đến Khi GIỎI MỚI CHO ĐI, THÌ BIẾT BAO GIỜ MÌNH MỚI BẮT ĐẦU?
Cũng vậy, chia sẻ những gì mình có, tự dưng những mối quan hệ chất lượng cũng kéo về. Những người thầy đến trong cuộc đời và trao cho mình những giá trị lớn hơn những gì mình đã cho đi.
Mình cũng cảm thấy bình an. Không còn hay lo lắng như ngày xưa nữa. Và tự dưng sức khoẻ mình cũng tốt hẳn lên. Không còn bệnh lặt vặt nữa.
Và cũng vì chia sẻ giá trị cho nhiều người, mình luôn tràn đầy năng lượng và lại càng làm việc hăng say hơn.
Mình cũng chẳng còn lo nghĩ nhiều về tài chính nữa. Mọi thứ ắt có vũ trụ an bài. Mình chưa đạt được hoàn hảo những gì mong muốn nhưng mình đang sống hài lòng, hạnh phúc và bình an mỗi ngày.
Và quan trọng là mình biết NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ MƠ SẼ SỚM TRỞ THÀNH HIỆN THỰC.
MÌNH VIẾT ĐIỀU NÀY VÌ MÌNH MUỐN BẠN CŨNG SẼ SỐNG BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC MỖI NGÀY NHƯ VẬY. Chúng ta cùng thay đổi góc nhìn, và mọi thứ trong cuộc sống này sẽ rất tuyệt!
Nguyễn Thị Thảo – Founder Eflita Edu
♦ ĐT: 0979.971.035
♦ Website: msthaonguyen.com
♦ Facebook: https://www.facebook.com/thao.eflita
♦ Địa chỉ: Số 20/73 – đường TCH36 – Phường Tân Chánh Hiệp – Quận 12 – TPHCM